1. Home
  2. Docs
  3. Hướng dẫn quản trị website
  4. 3. Quản trị Thành viên

3. Quản trị Thành viên

1. Thêm thành viên mới

Dê chuột đến Thành viên sau đó click vào Thêm mới.

Sau đó màn hình sẽ xuất hiện giao diện như sau:

(1): Nhập username đăng nhập: Viết liền, không dấu.

(2) Email: Email quản trị. Có thể đăng nhập bằng email hoặc username

(3) Tên: Là tên hiển thị bạn muốn khi Khách hàng xem ở trên website

(4) Mật khẩu: Nhấn Hiện mật khẩu sẽ ra 1 chuỗi ký tự như ở (4.1). Có thể copy 

đoạn mã này gửi cho thành viên. Hoặc có thể tùy biến bằng cách nhập mật khẩu bạn muốn.

(5) Vai trò (Role): chỉ vai trò mà người dùng này nắm giữ, và đây là phần rất quan trọng bạn cần nắm rõ. Bởi vì nếu cấp sai quyền (cấp vượt quyền, hoặc thiếu quyền) đều không tốt, đặc biệt có hại nếu bạn cấp thừa quyền cho người không phù hợp.

(6) Chọn Vai trò: Giúp bạn phân quyền cho thành viên.
+ Quản lý: Người có quyền cao nhất. Có thể thêm, sửa, xóa thành viên, thêm sửa xóa bài viết, sản phẩm, chỉnh sửa giao diện cơ bản website…

+ Biên tập viên (editor): Người có vai trò ngay sau Quản lý. Có quyền thêm, sửa, xóa bài viết hoặc sản phẩm. 

+ Shop manager: Người có quyền thêm, sửa, xóa Sản phẩm, theo dõi đơn hàng.

+ Cộng tác viên (Contributor): Người có phân quyền này theo mặc định có quyền chỉnh sửa và xóa bài viết của chính họ tạo ra trên website. không có quyền up ảnh, hay nói chung là nội dung thuộc nhóm Media lên website, họ cũng không có quyền xuất bản bài viết ngay lập tức mà phải thông qua review của người có quyền cao hơn, và người review mới có quyền xuất bản chính thức bài viết của cộng tác viên. Không có quyền xóa bài viết đã xuất bản.

+ Thành viên đăng ký (Subscriber): theo mặc định, đây là quyền thấp nhất trong nhóm. Họ chỉ được phân quyền sửa đổi hồ sơ thông tin cá nhân mà không có quyền tạo, sửa, xóa các nội dung trên trang web. Vậy lợi ích của thành viên đăng ký là gì nếu họ có ít quyền đến vậy? Subscriber có tác dụng trong trường hợp người dùng rất thường xuyên comment trên trang web, khi là thành viên đăng ký họ không phải điền các thông tin mỗi khi gửi bình luận nữa. Subscriber cũng có ích trong trường hợp website của bạn hạn chế nội dung cho một số trang chỉ người đăng ký mới đọc được. Khi ấy người thường không xem được nội dung, trong khi Subscriber thì xem được. 

+ Tác giả (Author): có phân quyền với nội dung mà họ tạo ra nhưng Author có quyền cao hơn hẳn Contributor. Author có quyền up ảnh (và các nội dung khác trong nhóm Media), và có quyền xuất bản bài viết của họ ngay lập tức mà không cần thông qua review/xem trước, họ cũng có quyền xóa bất kỳ bài viết, ảnh, nội dung khác mà họ đã up lên. Author không có quyền nào với các nội dung không phải họ tạo ra. 

 2. Quản trị thành viên

Dê chuột vào thành viên sau đó click Tất cả người dùng. Sẽ ra giao diện có đường dẫn: tên-miền/wp-admin/users.php

Dê chuột (không click) vào thành viên (cột Tên người dùng) sẽ hiển thị ra 3 tùy chọn: Chỉnh sửa; Xóa; Xem

  • Chỉnh sửa: Cho chỉnh sửa tên, vai trò của thành viên
  • Xóa: Xóa tài khoản trên hệ thống. Lưu ý khi xóa: Nếu thành viên đã đăng bài hoặc đăng sản phẩm. Thì khi xóa Hệ thống sẽ cho 1 tùy chọn là Xóa và chuyển tất cả bài viết và sản phẩm cho 1 thành viên khác. Nếu muốn chuyển dữ liệu của thành viên này cho thành viên khác thì chọn tương ứng (Xem hình IV.1)
  • Xem: Xem profile thành viên.

Articles

Was this article helpful to you? Yes No

How can we help?